Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Dạ khúc [Chap 4]
Sáng hôm sau em dậy, thấy người ngợm mặc đồ ngủ, vết thương ở chân được băng bó cẩn thận. Khuôn mặt lộ rõ sự hoài nghi, đến khi khẽ cử động mới bắt đầu la làng không ngừng.
“Đậu!! Đậu!!”
Tiếng em gọi nghe rất nức nở, vừa oán giận vừa xót xa. Thấy tôi vừa chường mặt ra với túi nước đá, em liền ngay lập tức chửi bới.
“Anh là đồ cầm thú!! Con chó nhà hàng xóm cũng tốt hơn anh!!!”
“Không được so sánh với chó!” Tôi ra lệnh, bình thản tiến lại chườm đá lên vết thương của em.
“Đồ đậu hạng hai rẻ tiền!! Không cần!!” Em hét lên, hất tung thứ tôi vừa đặt lên mắt cá chân.
“Chửi thì chửi, hất đồ nữa là tôi tét em nát đít đấy!” Tôi đanh giọng dọa, đi nhặt bịch nước đá, từ từ ngồi xuống bên giường, giúp em chườm chỗ sưng.
“Đàn ông mà dám làm ra loại chuyện đó, anh đúng là cầm thú cũng không bằng!! Vậy mà dám nói buồn tình, anh là_”
“Đỡ đau chưa?”
“Đồ khốn, lần đầu tiên của tôi, tránh xa tôi ra, đồ biến thái bệnh hoạn!!!” Em vẫn oang oang chửi, sung sức như vậy xem ra không sao.
“Không có chửi bệnh hoạn!” Tôi tiếp tục ra điều kiện.
“Cút đi, đừng lại gần tôi!!”
“Mông còn đau không? Muốn ăn gì?”
Em tức đến nổi nghiến răng ken két, mặt đỏ lên khi tôi nhắc đến từ ‘mông’. Xem ra em không hề biết rằng người cùng giới quan hệ bằng cách đó, hôm qua chỉ biết khóc lóc ôm lấy tôi, hết chửi bới rồi rên rỉ. Ngón tay cào muốn nát tấm lưng.
“Anh có thể đi chết đi được không?” Em độc miệng nói, đôi mắt to trở nên vô cùng lạnh lùng.
“Nhắc đến chữ chết lần nữa thì đừng trách!”
Hôm đó tôi hấp bánh bao, đun nước sôi cho em uống. Chân bị mủ, ăn uống gì cũng phải cẩn thận. Uống thuốc xong, tôi dùng sức lật người em, đè xuống nệm xức thuốc mỡ. Lần đầu tiên đau là phải, không xức thuốc sẽ rất rát, mặc kệ em gào thét như sắp chết, tôi thản nhiên làm vệ sinh rồi giúp em lau người.
Đến chiều, khi đã bình tĩnh lại, em hỏi tôi tại sao lại làm thế với em. Quan hệ cùng đàn ông thì có gì hay ho. Chưa kể lại chẳng có ngực.
“Vì tôi thích em!”
“Thích ai là ngủ với người đó à?”
“Tôi yêu em!” Tôi nói luôn, mệt trò phải nói giảm nói tránh, dù sao cũng xong rồi.
“Anh đã không thèm hỏi ý tôi!”
“Lần sau sẽ hỏi!”
“Dâm tặc, tôi ngủ ngoài đường cũng không ngủ với anh!!”
“Biết rồi!”
Tôi đồng ý đại, cảm thấy mệt mỏi với việc đôi co cùng em. Dẫu sao tôi cũng biết, chỉ có mình tôi đơn phương nên không mong chờ gì nhiều. Nhất là với tính tình như em.
Em ở yên không được, lại bắt đầu hỏi.“Tại sao anh lại muốn ngủ với tôi nữa?”
“Vì tôi yêu em!”
“…”
…
Mùa hè năm đó đến trong âm thầm lặng lẽ, đến khi tỉnh ra, chúng tôi đã ở bên nhau được một năm rồi. Mặc cho những câu mắng chửi của em, chúng tôi vẫn thường xuyên làm chuyện đó. Càng về sau, em càng quen với việc cùng tôi âu yếm, cũng không nói gì. Mỗi lần thấy bộ dạng rên rỉ như con mèo của em bên dưới, tôi thấy mình vừa rơi vào lưới tình lần nữa, nhẹ vuốt tóc hôn lên môi.
Ngòai lúc lên giường, thỉnh thoảng tôi vẫn hay kéo em lại hôn. Ban đầu em cự tuyệt khá dữ dội, cắn lên môi, thậm chí tát vào mặt tôi bôm bốp. Sau một thời gian, từ từ cũng trở thành lệ, em không thèm chống cự nữa, tôi muốn hôn thì hôn, muốn làm gì thì làm.
Lần nào giỡn nhau, tôi cũng vác em lên vai, chạy vòng vòng quanh nhà, bắt em nói thương tôi. Em la hét um sùm vì nhức đầu nhưng vẫn không chịu. Đến khi tôi dùng tay vỗ bôm bốp vào mông, em mới nức nở gào em yêu anh, em yêu anh.
Có lần dọn nhà, cả hai đang đùa thì vướng thành nệm, té cái đùng. Em ngồi bệt trên sàn, răng đập trúng mặt nhà đau điếng nên ôm mặt khóc tu tu. Tôi thì mông tiếp thẳng xuống đất, ráng cắn răng chịu dỗ dành em. Cái răng ê làm em cứ luôn miệng tôi không yêu anh nữa, tôi không yêu anh nữa.
Mấy tháng gần đây em cũng bắt đầu đi làm, mỗi lần tôi đến kì kiểm tra, em biết tự thân tìm ra thư viện ngồi học, chỗ nào không hiểu thì tối đến hỏi tôi. Công việc em làm là phụ bán bánh ở một tiệm pizza Châu Âu. Nhớ hồi đó em hay gọi bánh đến nhà rồi chê õng chê eo, không ăn, giờ đây thì phải nai lưng làm thêm ở tiệm. Không biết có phải đó là nhân quả ở đời mà má tôi hay nói không.
Chúng tôi cứ nửa tháng một lần về thăm nhà. Má tôi biết tôi với em chẳng đơn thuần là bạn bè nên có hôm gọi tôi ra nói chuyện riêng. Dặn tôi coi lo được cho em thì hãy tiến tới, còn không thì phải biết thân phận mà để người ta đi, không sau này lại thành làm khổ người ta. Gia đình không phản đối khiến tôi nhẹ nhõm, thật ra má tôi có thở dài, nói một câu.
“Con mình mà mình còn không chấp nhận được thì ai thèm chấp nhận nó!”
Mãi về sau này, những từ đó vẫn in rất sâu đậm trong ký ức, giống như một cột mốc, đóng dấu cho sự trưởng thành của tôi.
Mỗi dịp mưa to một chút là em lại đi hấp bánh với pha trà như một thói quen. Nhưng lần nào ăn em cũng nhăn mặt, hỏi ra thì em nói nó không có được cảm giác như lần đầu tiên em được ăn loại bánh này.
Tôi ăn vào thì thấy cũng tương tự, không hiểu khác biệt ở chỗ nào. Cho đến cái ngày em trở về nhà.
Hôm đó là thứ tư, nhà của tôi bỗng đâu có thêm hai ba vị khách. Dì của em đã từ nước ngoài trở về mang theo tờ di chúc của mẹ em ngày đó. Theo như tâm nguyện của mẹ, khi nào em đủ hai mươi tuổi thì giấy tờ chính thức có hiệu lực. Sinh nhật của em đã qua từ bốn tháng trước, tất cả là do dì không xoay sở được công việc để trở về Việt Nam, phải chờ đến tận bây giờ.
Thấy bộ dạng gầy gầy, ngơ ngác của em ngay lập tức dì gán mọi lỗi lầm cho chỗ ở nhỏ hẹp, điều kiện tồi tàn và bộ đồ rẻ tiền em tròng trên người. Dì khóc ướt hết tờ khăn giấy này đến tờ khăn giấy khác, nói em hãy về căn biệt thử nhỏ ở gần nhà cũ, đó là gia tài mẹ để lại cho em. Ngoài ra còn vài mảnh đất hiện đang rất có giá.
Thông qua lời dì em kể, đại loại, ba của em là người đàn ông độc ác, bị mờ mắt bởi oán hận. Ông ta cưới mẹ em cốt cũng chỉ để trả thù vì gia đình mẹ em đã khiến công ty cha ông sụp đổ và tìm cách chia rẽ ông với người ông yêu, cũng là con gái một đối tác quan trọng. Cuối cùng, sau khi đã danh chính ngôn thuận cưới mẹ em, ông lật mặt, hành hạ tinh thần mẹ em đến phát điên mà chết. Còn em, con của chính ông ta thì cố tình nuông chiều đến hủy hoại.
Thật giống tiểu thuyết “Đồi gió hú”* phiên bản hiện đại. Tôi ngẩn ra, không biết phải nói gì. Trong một phút chốc, có người sẽ đem em đi khỏi cuộc đời tôi, nhanh gọn như lúc em xuất hiện.
Thấy em cứ ngẩn ra, dì vội gạt nước mắt, nhanh chóng kêu mấy người đi chung với mình phụ em sắp xếp đồ đạc, ngay lập tức trở về nhà.
Lúc đó tâm trí tôi đình trệ. Thường ngày, chắc chắn tôi đã nói vớ vẩn rồi một hai ba tống cổ hết mấy người này ra ngoài. Nhưng tôi biết tôi không có cái quyền đó. Đây là người thân thật sự của em, người bảo hộ em trên pháp lý.
Trước đây là do cùng quẫn trước hoàn cảnh em mới ở cùng tôi, giờ đây còn gì để mà níu giữ em?
Hơn hết, em có muốn ở lại cùng tôi hay không? Cùng khúc gỗ mục, đậu hạng hai rẻ tiền?
Đôi mắt em chuyển qua lo lắng khi thấy người ta cứ thản nhiên nhét đồ của em vào giỏ hành lý hàng hiệu còn tôi thì mãi không phản ứng gì. Em khẽ nhích lại gần, giật giật tay áo của tôi, ra hiệu tôi hãy nói gì đi.
“Em có muốn đi không?” Tôi hỏi nhỏ chỉ vừa đủ để em nghe thấy.
Em không trả lời. Vì tôi biết thật sự em muốn đi, em muốn nhìn thấy những kỷ vật của mẹ mình, em muốn được hưởng giây phút cùng người dì thân thuộc. Dù có thế nào, nhu cầu tình cảm vẫn không thể thay đổi được.
“Em có yêu anh không?”
Dì em bắt đầu nắm tay em đứng dậy, đã đến lúc để dời đi. Mấy người xách hành lí theo sau, bắt đầu tiến ra cửa.
“Có, em yêu anh!” Em trả lời nhanh chóng, thậm chí còn không kịp suy nghĩ, vẫn chưa đứng dậy.
Thấy tôi không có phản ứng, em tiếp tục nhắc lại. “Em yêu anh!”
Trong lòng tôi lướt qua hình ảnh những đêm em ngủ không cho tôi ôm, chỉ muốn chui vào góc nằm một mình, Những khi tôi vỗ đến rát tay, em mới buông ra được một câu yêu tôi vô cùng miễn cưỡng.
Có phải tình yêu không? Hay chỉ như những câu miễn cưỡng nhầm duy trì thói quen của mình?
“Đậu, em yêu anh, em yêu anh.” Em tiếp tục lay lay tay tôi, bắt đầu bị dì kéo mạnh hơn, mấy người giúp việc phía sau đồn đẩy em ra cửa.
“Thôi nào con, làm gì vậy, chúng ta đi thôi. Cậu Yunho cũng sẽ phiền đấy!”
“Đậu, Đậu à! Đậu!” Tiếng em gọi nhỏ mà xót xa. Đôi mắt em vẫn không ngừng nhìn lại, chờ mong tôi mau chóng nói cái gì đó.
Cuối cùng, tôi nói một câu kết lại tất cả. “Qua đó đừng hư để bị đánh đòn đấy!”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét